Những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và hậu quả

những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và hậu quả

Chúng ta ngày càng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt về chất lượng không khí trong môi trường sống. Đây là một trong những vấn đề đáng lo ngại mà không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới đang phải đối mặt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những tác nhân gây nên ô nhiễm không khí. Bài viết dưới đây, AirProce Việt Nam sẽ giúp bạn tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí để chúng ta sẽ có những biện pháp bảo vệ môi trường sống tốt hơn. 

Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ tự nhiên

Cháy rừng và các đám cháy thiên nhiên 

chát rừng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Cháy rừng và các đám cháy thiên nhiên là một trong những nguyên nhân lớn gây ô nhiễm không khí, đặc biệt trong các khu vực cháy rừng hoặc đám cháy cỡ lớn. Trong quá trình cây cỏ và vật liệu hữu cơ bị đốt, một lượng lớn khói và hạt bụi sẽ được sinh ra. Những hạt bụi này có khả năng lan tỏa xa, gây ô nhiễm không khí và tác động xấu đến sức khỏe con người. 

Khói và hạt bụi có thể xâm nhập vào hệ hô hấp của con người, gây ra các vấn đề như viêm màng nhầy, viêm phổi và kích thích mắt. Ngoài ra, nó còn là nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch. 

Lốc xoáy 

lốc xoáy là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Lốc xoáy tạo ra cột không khí và bụi bẩn nổi lên trong không khí. Những cột này có thể đạt đến độ cao đáng kể và có thể kéo dài trong thời gian ngắn hoặc dài hơn. Trong quá trình nổi lên, những hạt bụi và hạt vi khuẩn có thể bị khuếch tán trong không khí và lan tỏa ra xa. 

>>>Xem ngay: Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến não bộ con người như thế nào? 

Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí do hoạt động của con người 

Khí thải từ phương tiện giao thông

ô nhiễm không khí do khí thải từ phương tiện giao thông

Xe cộ, máy bay và tàu hỏa thường sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch như xăng, dầu diesel và dầu máy bay để sản xuất năng lượng. Quá trình đốt cháy này tạo ra các sản phẩm phụ khí thải, bao gồm khói, hạt bụi, … Những hạt bụi này có thể chứa các hợp chất hữu cơ và hợp chất kim loại nặng và có khả năng xâm nhập vào hệ hô hấp của con người và gây ra các vấn đề về sức khỏe. 

Bên cạnh đó, đốt cháy nhiên liệu còn tạo ra khí NOx và SO2 – đây là hai chất chính gây ô nhiễm môi trường. Oxit nitơ góp phần vào sự tạo thành ozon tầng thấp, gây hại nên một số loại bệnh ở người như mắt và các vấn đề về hô hấp. Trong khi đó, SO2 có khả năng tạo ra mưa axit, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. 

Ngoài ra, khí thải từ phương tiện giao thông còn tạo ra khí CO2. Mặc dù CO2 không ngay lập tức tác động ô nhiễm lên sức khỏe con người, nhưng nó góp phần vào biến đổi khí hậu toàn cầu bằng cách tạo ra hiệu ứng nhà kính và làm tăng nhiệt độ trái đất.

>>>Xem thêm: Ô nhiễm không khí, bụi mịn gây hại cho sức khỏe như thế nào?

Đốt rác và xử lý chất thải không đúng cách

đốt rác và xử lý chất thải không đúng cách là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Việc đốt rác hoặc xử lý chất thải không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Khi chất thải được đốt cháy hoặc xử lý mà không tuân theo các quy trình và tiêu chuẩn an toàn, có thể tạo ra các chất độc hại như dioxin và furan.

Dioxin và furan là những chất hóa học độc hại mà nguồn gốc chủ yếu là quá trình đốt cháy chất thải hữu cơ trong điều kiện thiếu oxi. Những chất này có khả năng bám vào hạt bụi trong không khí hoặc hòa tan trong nước mưa, từ đó được tiếp xúc trực tiếp với con người và môi trường.

Ngoài ra Dioxin và furan cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh về ung thư, thần kinh, tiêu hóa, hệ tiết niệu, sinh sản và hệ miễn dịch. Con người có thể tiếp xúc với những chất này thông qua không khí, nước và thức ăn.

Khí thải từ các nhà máy công nghiệp và nhiệt điện 

ô nhiễm không khí do khí thải từ các nhà máy

Các nhà máy công nghiệp và nhiệt điện thường sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá và dầu mỏ để tạo ra năng lượng. Quá trình đốt cháy này tạo ra khí CO2, là một trong các khí gây hiệu ứng nhà kính. CO2 là nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu toàn cầu, góp phần làm tăng nhiệt độ trái đất. 

Bên cạnh đó, khí CO được tạo ra từ quá trình đốt cháy không đủ oxi cũng khá nguy hiểm. Chất này khi kết hợp với hemoglobin trong máu, có khả năng ức chế khả năng vận chuyển oxy, gây thiếu oxy trong cơ thể.

Ngoài ra, SO2 cũng được sinh ra, nhất là việc đốt cháy nhiên liệu chứa lưu huỳnh. SO2 có khả năng gây kích thích mắt và hệ hô hấp, gây ra các vấn đề về sức khỏe như viêm màng nhầy và viêm phổi. 

Khí thải từ nông nghiệp 

Khí thải từ nông nghiệp gây nên ô nhiễm không khí

Khí thải từ nông nghiệp gây ô nhiễm không khí bằng cách thải ra các chất gây ô nhiễm từ các hoạt động sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. 

Quá trình phân giải phân bón có thể tạo ra các khí NH3 (amoni) trong quá trình thoát hơi. NH3 là một chất khí độc hại, khi kết hợp với các hạt bụi sẽ hình thành bụi mịn trong không khí, gây ảnh hưởng đến hô hấp và sức khỏe con người. 

Do sinh hoạt hàng ngày của con người 

Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người, như việc nấu nướng, sưởi ấm, … cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

Việc nấu nướng sử dụng các nguồn nhiên liệu như than, củi, dầu hỏa hoặc than cốc thường tạo ra các khí thải và hạt bụi. Quá trình đốt cháy không hoàn hảo của các nguồn nhiên liệu này tạo ra khí CO (carbon monoxide), khí NOx (oxit nitơ) và các hạt bụi nhỏ. Các chất này có khả năng gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe con người,  gây ra các vấn đề như viêm màng nhầy, viêm phổi, …

Những tác hại khôn lường của ô nhiễm không khí 

Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Dưới đây là những tác hại khôn lường của ô nhiễm không khí mà ai cũng cần lưu ý:

1. Gây bệnh về hô hấp

Không khí ô nhiễm chứa bụi mịn PM2.5, PM0.3, khí độc như CO, NO₂, SO₂… Khi hít phải, các hạt bụi siêu nhỏ này đi sâu vào phổi, gây viêm phổi, hen suyễn, viêm phế quản mãn tính và thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

2. Tác động tiêu cực đến hệ tim mạch

Không chỉ ảnh hưởng đến phổi, các hạt bụi siêu mịn còn xâm nhập vào máu, làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và huyết áp cao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sống trong môi trường ô nhiễm làm giảm tuổi thọ do bệnh tim mạch.

3. Suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến trẻ nhỏ

Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, khi hít phải không khí ô nhiễm dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm mũi dị ứng và giảm khả năng phát triển trí não. Đặc biệt, formaldehyde từ sơn tường, đồ nội thất có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.

4. Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và thai nhi

Phụ nữ mang thai tiếp xúc với không khí ô nhiễm có nguy cơ sinh non, thai nhi chậm phát triển và có thể mắc các dị tật bẩm sinh. Bụi mịn và khí độc có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ.

5. Lão hóa da, làm giảm chất lượng sống

Không khí bẩn chứa nhiều gốc tự do, gây lão hóa da nhanh chóng, làm da xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn sớm. Ngoài ra, sống trong môi trường ô nhiễm khiến cơ thể mệt mỏi, stress kéo dài, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.

6. Tăng nguy cơ ung thư

Tiếp xúc lâu dài với các chất ô nhiễm như benzene, formaldehyde, bụi PM2.5 làm tăng nguy cơ ung thư phổi, ung thư máu và nhiều loại ung thư khác.

Tổng kết 

Trên đây là một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe của chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có những biện pháp để tạo nên môi trường sống lành mạnh, không khí trong lành để bảo vệ sức khỏe cho mình và cho những người xung quanh như trồng cây xanh, lắp máy cấp khí tươi, lọc không khí, …

AirProce tự hào là thương hiệu chuyên sản xuất các thiết bị lọc không khí cao cấp, với khả năng cấp khí tươi và lọc bụi mịn lên đến 99,99%. Liên hệ AirProce.com.vn để được tư vấn sản phẩm kỹ hơn nhé! 

hotline airproce

>>>Xem ngay: TOP 3 máy đo chất lượng không khí chính xác nhất hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *