Ô nhiễm không khí trong nhà nghiêm trọng hơn ngoài trời

ô nhiễm không khí trong nhà nghiêm trọng hơn ngoài trời

Có thể bạn chưa biết: Ô nhiễm không khí trong nhà nghiêm trọng hơn rất nhiều so với ô nhiễm không khí ngoài trời. Vậy đâu là những tác nhân khiến không khí trong nhà bị ô nhiễm? Làm thế nào để cải thiện chất lượng không khí trong nhà? Cùng AirProce tìm hiểu dưới đây!

Thực trạng ô nhiễm không khí trong nhà

thực trạng ô nhiễm không khí trong nhà

Bấy lâu nay chúng ta đều nghĩ rằng, không khí ngoài trời sẽ ô nhiễm nhất, còn trong nhà sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên, ít ai có thể ngờ được, không khí trong nhà còn ô nhiễm nghiêm trọng hơn so với ngoài trời. Theo khảo sát tại Mỹ, một ngôi nhà rộng khoảng 450m2 sẽ thu được khoảng 18kg bụi/năm. Đặc biệt, vào mùa đông, lượng bụi mịn trong nhà cao gần bằng ngoài trời. Không chỉ bụi mịn, bụi thô, không khí trong nhà còn chứa cả nấm mốc, vi khuẩn, phấn hoa và các loại mùi.

Nguyên nhân khiến không khí trong nhà bị ô nhiễm 

Nấu ăn 

Trước hết, nấu nướng có thể là nguyên nhân chính gây ra bụi bẩn. Việc sử dụng bếp gas có thể tạo ra các khí như methan và propane. Nếu không có hệ thống thoát khí hiệu quả, các khí này có thể không thoát được ra ngoài, tăng nồng độ ô nhiễm trong nhà và gây nguy hiểm.

Ngoài ra, trong quá trình nấu ăn có thể tạo ra khói và các hạt bụi nhỏ trong không khí. Các chất hóa học từ thực phẩm và dầu ăn cũng có thể gây ô nhiễm không khí khi chúng bị nung chảy.

Bụi tích tụ 

Bụi tích tụ

Khi đồ vật trong nhà bạn không được lau dọn thường xuyên, bụi sẽ tích tụ theo thời gian, gây ô nhiễm với nồng độ cao. Đặc biệt, các hạt bụi thường ẩn nấp trong thảm, trong các lớp vải bọc ghế, chăn màn, gối khăn, sofa, … Chỉ cần cựa mình hoặc cử động một chút, các hạt bụi mịn này cũng bay lên lơ lửng và sẽ đi vào cơ thể qua đường hô hấp.

Từ lông thú vật nuôi

Lông động vật là một trong những yếu tố gây ô nhiễm không khí trong nhà. Lông động vật có thể chứa các vi sinh vật, bụi bẩn, phấn hoa và các chất gây dị ứng khác. Khi lông động vật bị rụng hoặc bay lên không khí, chúng có thể gây kích ứng đường hô hấp, dị ứng, hen suyễn và các bệnh khác cho những người sống trong nhà.

>>>Xem thêm: Chất lượng không khí trong nhà quyết định bởi những yếu tố nào?

Khói thuốc lá

Khói thuốc lá gây ô nhiễm không khí trong nhà

Khói thuốc lá cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ô nhiễm trong nhà. Trong khói thuốc lá chứa hơn 7000 chất độc hóa học, và hơn 70 chất gây ung thư. Khói thuốc lá không chỉ gây độc cho cơ thể người hút mà còn gây ảnh hưởng tới chất lượng không khí trong nhà. Khói thuốc lá thải ra hàng ngàn chất hóa học độc hại như nicotin, carbon monoxide và hạt muội. Nồng độ các chất này trong không khí tại nhà có người hút thuốc cao hơn nhiều lần so với những gia đình không có người hút thuốc. Khói thuốc lá cũng là nguyên nhân gây hen suyễn, viêm phổi, viêm tai, viêm phế quản,…

Thời tiết 

Số lượng vi khuẩn, nấm mốc vào mùa mưa luôn cao hơn mùa khô gấp 2-5 lần vì độ ẩm tăng cao. Chính vì vậy, người dân thường có thói quen đóng cửa để tránh gió lạnh và độ ẩm bay vào nhà, từ đó làm giảm lưu thông không khí, từ đó, tăng nồng độ ô nhiễm trong phòng.

Các chất tẩy rửa

Các chất tẩy rửa là một trong những nguồn gây ra các hóa chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). VOC là một nhóm các chất hóa học có thể bay hơi ở nhiệt độ phòng và gây ra các vấn đề về sức khỏe như kích ứng mắt, mũi, cổ họng, đau đầu, chóng mặt, …VOC cũng có thể gây nên các tác hại lâu dài như ung thư, tổn thương não, … Chất này thường có trong xà phòng, nước rửa chén, nước lau sàn, nước tẩy rửa, nước hoa, sơn,…

>>>Xem thêm: TOP 6 cách khử mùi formaldehyde thần tốc không phải ai cũng biết

Giải pháp cải thiện chất lượng không khí trong nhà 

Lắp máy lọc không khí 

đặt máy lọc không khí ở nơi thích hợp

Máy lọc không khí là một thiết bị giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà bằng cách loại bỏ các chất gây ô nhiễm, bụi bẩn, vi khuẩn, virus, phấn hoa và các chất độc hại trong không khí. Máy lọc không khí có nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp
  • Khử mùi hôi khó chịu trong phòng
  • Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng như nấm mốc, lông động vật, phấn hoa
  • Duy trì độ ẩm tự nhiên trong không khí

Giữ độ ẩm phù hợp 

Một trong những cách cải thiện chất lượng không khí trong nhà là giữ mức độ ẩm thích hợp. Khi độ ẩm không khí quá cao, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, ngược lại, khi độ ẩm không khí quá thấp, da và niêm mạc (họng, mũi, mắt) sẽ bị khô. Do đó, chúng ta cần duy trì độ ẩm trong nhà ở mức từ 30% đến 60% và chú ý đến những nơi có độ ẩm cao hơn như phòng tắm, nhà bếp.

Kết hợp trồng cây xanh trong nhà 

trồng cây xanh để khử mùi hóa chất bay hơi

Các loại cây trồng trong nhà có thể loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ như các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) có liên quan đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Chính vì thế, bạn có thể trồng cây xanh để tăng cường khí oxi trong nhà, giúp không gian nhà bạn trở nên trong lành hơn.

Ưu tiên dùng các sản phẩm làm sạch tự nhiên 

Nên hạn chế dùng những sản phẩm tẩy rửa có chứa nhiều VOC. Thay vào đó là dùng các chất tẩy rửa có nguồn gốc từ thiên nhiên, chiết xuất từ rau, củ, …

>>>Xem thêm: TOP 5 cách khử mùi hôi phòng kín nhanh chóng, hiệu quả không phải ai cũng biết

Tổng kết 

Ô nhiễm không khí trong nhà thực sự là một vấn đề nghiêm trọng và cần được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy bạn cần có những biện pháp kịp thời để nâng cao chất lượng không khí trong nhà. Liên hệ AirProce Việt Nam qua hotline: 0972 608 960 để được cung cấp giải pháp thanh lọc không khí miễn phí!

Airproce tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *