Có thể bạn chưa biết, Độ ẩm không khí cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Vậy độ ẩm bao nhiêu thì tốt? Đâu là những biện pháp tạo độ ẩm lý tưởng để bảo đảm cho sức khỏe? Cùng AirProce Việt Nam tìm hiểu ngay dưới đây!
Tìm hiểu về độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là gì?
Độ ẩm không khí là khái niệm dùng để chỉ lượng hơi nước có trong không khí. Độ ẩm không khí có thể chia thành 3 loại, bao gồm: Độ ẩm không khí tuyệt đối, độ ẩm không khí tương đối và độ ẩm tỉ lệ.
Độ ẩm không khí chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nhiệt độ. Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, dẫn đến độ ẩm xuống thấp. Ngược lại, vào mùa đông, trời lạnh, nhiệt độ giảm, hơi nước tích tụ trong không khí nhiều hơn khiến độ ẩm không khí tăng cao. Đây chính là lý do khiến cho hơi nước ngưng tụ làm cho môi trường xung quanh trở nên ẩm ướt hơn.
Tại sao không khí có độ ẩm?
Trái đất của chúng ta có đến 70% diện tích bề mặt là nước. Khi năng lượng từ những cơn gió và nhiệt lượng từ mặt trời chiếu xuống mặt nước, nước sẽ bốc hơi lên và phân tán vào môi trường không khí.
Độ ẩm không khí lý tưởng là bao nhiêu?
Độ ẩm không khí quá thấp hoặc quá cao cũng sẽ gây hại cho sức khỏe của con người. Độ ẩm không khí lý tưởng nên dao động trong khoảng từ 40% đến 70%. Riêng đối với trẻ sơ sinh thì độ ẩm lý tưởng nên từ 40% – 60%. Với mức độ ẩm này, vi sinh vật sẽ được kiểm soát và không phát triển quá mức.
>>>Xem thêm: Chất lượng không khí trong nhà quyết định bởi những yếu tố nào?
Những ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sức khỏe của con người
Độ ẩm không khí ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của con người, có thể kể đến như:
- Các bệnh về đường hô hấp: Không khí thiếu độ ẩm có thể làm khô mũi và họng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề về đường hô hấp. Đặc biệt là những người đang có bệnh lý như viêm xoang, hen suyễn thì tình trạng này càng trở nên nặng hơn
- Các bệnh về da: không khí quá khô có thể gây kích ứng cho da, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm
- Độ ẩm thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus và vi khuẩn lây lan, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Không khí quá khô hoặc quá ẩm có thể tạo cảm giác không thoải mái và tâm lý khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống hàng ngày
- Độ ẩm không khí kém có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, ngủ không sâu giấc
- Không khí quá khô có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề dị ứng, như sổ mũi, ngứa mắt và hen suyễn
- Đối với những người đang hồi phục sau phẫu thuật hoặc đang bị bệnh, việc duy trì độ ẩm ở mức lý tưởng sẽ giúp quá trình phục hồi nhanh chóng hơn
- Vi khuẩn, nấm mốc và các vi sinh vật khác có điều kiện sinh sôi phát triển nếu độ ẩm không khí cao. Chúng chính là những dị nguyên của các bệnh lý đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và một số các bệnh lý ngoài da khác
- Nếu nhiệt độ quá thấp, cơ thể thoát hơi nước qua da sẽ nhanh hơn, dễ bị khô nẻ, bong tróc.
Biện pháp cải thiện độ ẩm không khí trong phòng
Giảm độ ẩm không khí trong phòng
Để giảm độ ẩm trong phòng, bạn có thể thực hiện theo một số mẹo sau:
Sử dụng máy hút ẩm
Máy hút ẩm là thiết bị được sử dụng để làm giảm độ ẩm trong không gian sống. Máy hoạt động theo cơ chế hút khí ẩm vào bên trong máy, chuyển sang lõi làm mát hoặc màng lọc để tách ẩm, sau đó thổi không khí khô, trong lành ra ngoài.
Bật điều hòa không khí
Điều hòa không khí không chỉ giúp làm mát không gian sống, mà còn giúp làm giảm độ ẩm không khí. Khi bật điều hòa, không khí ẩm sẽ được hấp thụ bởi bộ trao đổi nhiệt và chuyển thành nước, sau đó được thoát ra ngoài.
Sử dụng quạt
Quạt là thiết bị đơn giản nhưng hiệu quả để làm giảm độ ẩm không khí. Quạt sẽ giúp tạo luồng không khí lưu thông, thổi bay hơi nước và làm khô không gian sống. Bạn nên mở quạt cùng với cửa sổ để tạo sự thông thoáng.
>>>Xem thêm: Formaldehyde là gì? Những tác hại của formaldehyde có thể bạn không ngờ tới
Sử dụng bã cà phê
Bã cà phê là một chất hút ẩm tự nhiên, có thể giúp làm giảm độ ẩm không khí trong phòng. Bạn chỉ cần phơi khô bã cà phê, sau đó cho vào một túi vải nhỏ và treo ở những nơi có độ ẩm cao.
Sử dụng chất hút ẩm
Chất hút ẩm là những chất có khả năng hút ẩm từ không khí, như muối, gạo, than hoạt tính, silica gel, … Bạn có thể đặt những chất này trong những hộp nhỏ hoặc túi vải, và để ở những nơi có độ ẩm cao.
Sử dụng vôi sống
Vôi sống là một chất hút ẩm mạnh, có thể giúp làm giảm độ ẩm không khí nhanh chóng. Bạn có thể mua vôi sống ở các cửa hàng vật liệu xây dựng, sau đó cho vào một cái xô hoặc chậu, và để ở những nơi có độ ẩm cao.
Mở cửa sổ phòng
Mở cửa sổ phòng là cách đơn giản nhất để làm giảm độ ẩm không khí. Bằng cách này, bạn sẽ cho không khí trong phòng lưu thông với không khí ngoài, giúp làm khô và thông thoáng không gian sống. Bạn nên mở cửa sổ vào những lúc trời nắng hoặc gió.
Cách tăng độ ẩm không khí trong phòng
Khi trời vào mùa đông hoặc khi bạn ngồi trong môi trường điều hòa khá lâu, độ ẩm không khí sẽ bị hạ xuống, gây nên các hiện tượng khô da, khô môi và ảnh hưởng tới hệ hô hấp. Bạn có thể tăng độ ẩm không khí trong phòng theo các cách sau:
Dùng máy tạo ẩm chuyên dụng
Máy tạo ẩm là thiết bị chuyên dụng có chức năng phun nước hoặc hơi nước vào không khí để làm tăng độ ẩm. Máy tạo ẩm có nhiều loai khác nhau như máy tạo ẩm trung tâm, máy tạo ẩm siêu âm, …
Dùng máy lọc không khí có chức năng tạo ẩm
Một số loại máy lọc không khí trên thị trường hiện nay có thêm chức năng tạo ẩm, giúp cải thiện chất lượng không khí và độ ẩm trong phòng.
Dùng máy lạnh kết hợp với máy phun sương để cấp ẩm
Bạn có thể bật máy lạnh ở chế độ Fan hoặc Cool, và đặt một máy phun sương gần máy lạnh, để tạo ra luồng không khí mát và ẩm.
>>>Xem thêm: TOP 5 cách khử mùi hôi phòng kín nhanh chóng, hiệu quả không phải ai cũng biết
Tổng kết
Độ ẩm không khí ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Vì vậy, bạn cần có những biện pháp để cải thiện độ ẩm trong phòng của mình. Liên hệ AirProce Việt Nam qua hotline: 0972 608 960 để được tư vấn giải pháp thanh lọc không khí miễn phí!