So sánh công nghệ HEPA và TPA – Công nghệ nào lọc không khí tốt hơn?

so sánh công nghệ hepa và tpa

HEPATPA là hai công nghệ lọc không khí được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, với 2 công nghệ lọc hoàn toàn trái ngược nhau. Vậy hai công nghệ này khác nhau như thế nào? Hiệu quả lọc không khí của công nghệ nào tốt hơn? Tham khảo bài viết dưới đây của AirProce để được giải đáp chi tiết!

Đôi nét về công nghệ lọc HEPA và công nghệ TPA 

Công nghệ HEPA 

HEPA (tiếng Anh: High efficiency particulate air filter) là các bộ lọc khí đạt tiêu chuẩn HEPA, một tiêu chuẩn về tỷ lệ hiệu quả trong việc lọc khí. Các bộ lọc HEPA lọc được 99,95% theo chuẩn Châu Âu, hoặc 99,97% theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, các hạt có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,3 micromét (µm). Và có thể lọc được các hạt cỡ 0.01 µm. (Theo wikipedia)

Công nghệ TPA 

TPA là viết tắt của Two Pole Active, có nghĩa là hai cực hoạt động – là công nghệ lọc không khí chủ động đầu tiên trên thế giới. Công nghệ này sử dụng điện trường cao áp để thu bụi, khử khuẩn, tiêu diệt virus và phân hủy formaldehyde trong không khí.

>>>Xem ngay: TPA là gì? Đánh giá ưu, nhược điểm của công nghệ TPA trong lọc không khí

So sánh công nghệ HEPA và công nghệ TPA 

Nguyên lý làm việc

Công nghệ HEPA

Máy lọc không khí Sharp

Bộ lọc công nghệ HEPA được thiết kế giống như một cái lưới. Nếu các mắt lưới to sẽ bắt được những hạt bụi to, mắt lưới càng nhỏ thì sẽ bắt được những loại bụi có kích thước càng nhỏ. Chính vì vậy, có lọc được nhiều bụi hay không thì phụ thuộc chủ yếu vào kích thước giữa các mắt lưới và độ dày bộ lọc.

>>>Xem thêm: Bộ lọc HEPA của SmartVent có những điểm gì đặc biệt? 

Công nghệ TPA

ưu điểm công nghệ TPA

Công nghệ TPA sẽ sử dụng nguyên lý giống như thỏi nam châm. Ban đầu, các hạt bụi sẽ nhận tích điện từ một điện cực. Sau đó, điện cực trái dấu sẽ hút các hạt bụi và giữ lại ở màng lọc.

Tuy nhiên, việc lọc bụi hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc vào cường độ của điện áp. Nếu điện áp quá thấp thì lực tĩnh điện sẽ không đủ để giữ được bụi. Nếu điện áp quá cao sẽ gây tĩnh điện ra cả môi trường xung quanh, khiến bụi bám lên các đồ vật khác.

Tuổi thọ bộ lọc 

Do nguyên lý làm việc của hai công nghệ này khác nhau nên tuổi thọ bộ lọc các màng lọc của hai công nghệ này cũng khác nhau

Công nghệ HEPA: Nhà sản xuất khuyến cáo nên thay mới bộ lọc HEPA sau 1-2 năm sử dụng để đảm bảo hiệu quả lọc bụi tốt nhất. Thời gian thay khá nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5 phút.

so sánh công nghệ hepa và tpa

Công nghệ TPA: Không cần thay mới, tháo bộ lọc và rửa 4-6 tuần/lần

dùng nước rửa công nghệ TPA

Đọc đến đây chắc hẳn ai cũng nghĩ sử dụng bộ lọc công nghệ TPA sẽ rẻ và tiết kiệm chi phí hơn vì không bao giờ phải thay bộ lọc. Tuy nhiên, thực tế sử dụng thì sao?

Theo nguyên lý công nghệ TPA, các lớp bụi đầu tiên khi hút vào sẽ bám lên các bản cực. Vì thế, các lớp bụi tiếp theo sẽ khó bám lên các bản cực vì đã bị ngăn cách bởi các lớp bụi trước đó.

Ngay cả khi bạn rửa bộ lọc TPA thường xuyên thì hiệu quả hút bụi của nó cũng sẽ không được tốt như ban đầu. Bởi vì trong quá trình rửa, bộ lọc sẽ tiếp xúc với các hóa chất, khiến cho các tính chất hóa lý của các bản cực giảm đi, ảnh hưởng đến lực hút bụi của nó.

Bên cạnh đó, việc rửa màng lọc cũng không hề đơn giản như quảng cáo. Bởi vì bụi sẽ bám vào các khe của bộ lọc, nên muốn vệ sinh sạch thì bạn cần tháo rời các lớp màng lọc ra và phơi khô khá lâu. Nếu

Thực tế mình đã sử dụng máy lọc không khí công nghệ TPA sau 1 năm thì thấy khả năng lọc bụi của nó giảm đi rõ rệt.

Hiệu quả lọc bụi 

Công nghệ HEPA 

Máy lọc không khí HEPA thường có tỷ lệ hiệu quả lọc lần đầu là 87 – 99%.

Khi bật các chế độ gió khác nhau thì hiệu quả lọc của máy sẽ không đổi.

Công nghệ TPA

Máy lọc không khí công nghệ TPA có tỷ lệ hiệu quả lọc lần đầu khoảng 60-80%. Điều này có nghĩa là máy cần nhiều thời gian hơn để cải thiện chất lượng không khí trong nhà của bạn.

Khi bật các chế độ gió khác nhau thì hiệu quả lọc của máy sẽ thay đổi một cách rõ rệt. Lực của gió sẽ thổi mạnh hơn và lực tĩnh điện đôi khi sẽ không đủ để giữ bụi lại.

Phát sinh mùi 

Công nghệ HEPA: không phát sinh mùi

Công nghệ TPA: Do sử dụng điện cao áp nên đôi khi nó sẽ đốt cháy bụi, lông, phấn hoa rơi vào trong máy, gây ra mùi rất khét.

Xem chi tiết so sánh công nghệ HEPA và TPA trong video dưới đây 

so sánh công nghệ HEPA và TPA

Nên sử dụng máy lọc không khí công nghệ HEPA hay TPA?

Qua 4 tiêu chi so sánh trên, có thể thấy công nghệ lọc không khí HEPA có nhiều ưu điểm hơn so với công nghệ lọc TPA. Nếu bạn phân vân nên lựa chọn công nghệ lọc khí nào thì theo kinh nghiệm của mình nên dùng máy lọc không khí công nghệ HEPA bởi hiệu quả lọc không khí của nó sẽ tốt hơn so với công nghệ TPA.

Tạm kết 

Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể lựa chọn được công nghệ lọc phù hợp. Liên hệ AirProce Việt Nam qua hotline: 0972 608 960 để được các chuyên viên kỹ thuật tư vấn miễn phí nhé!

Airproce tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *